Tại sao phải có bộ lưu điện UPS khi đã có nhiều nguồn dự phòng?
Tại sao phải có bộ lưu điện UPS khi đã có nhiều nguồn dự phòng?
Một công trình có thể được cung cấp/trang bị các nguồn điện dự phòng như: lưới điện (1 hoặc 2 lưới tùy tính chất công trình), Máy phát điện, solar..v..v...Khi nguồn chính mất, hệ thống tự động / bằng tay sẽ chuyển mạch sang nguồn ưu tiên.
Khi chuyển nguồn sang dự phòng (nguồn độc lập), hệ thống chuyển phải áp dụng cơ chế "Break before Make" - nghĩa là cắt đứt hoàn toàn liên hệ so với lưới ưu tiên.
Đa số hiện nay việc chuyển nguồn này hiện nay sử dụng ATS - Auto transfer Switch. Hệ thống ATS này về lý thuyết có thể chuyển rất nhanh (50ms - 100ms) tuy nhiên phần điều khiển phải đảm bảo nguồn dự phòng đã ổn định về tần số và điện áp trước khi cho UPS chuyển mạch --> do đó thời gian gián đoạn thường mất 5 - 30s trong trường hợp nguồn dự phòng có sẵn.
--> UPS vẫn luôn là giải pháp cần có để giải quyết bài toán đảm bảo nguồn điện cho các tải quan trọng trong trường hợp này.
Và đây chỉ là một chức năng (function) của hệ thống lưu điện (UPS).
Viết bình luận